GIỚI THIỆU CUỘC THI

CUỘC THI SÁNG TẠO BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ

Cuộc thi xây dựng các bài giảng điện tử mẫu, đa dạng nhằm phát triển kho bài giảng điện tử phục vụ hoạt động giảng dạy, nâng cao chất lượng đào tạo của Học Viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.

Nâng cao kỹ năng

Nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động giảng dạy, học cho giảng viên và người học của Học viện

Tôn vinh trí tuệ

Tôn vinh trí tuệ, sức sáng tạo của các giảng viên, cán bộ chuyên môn trong đổi mới nội dung và đổi mới phương pháp dạy và học trong Học viện

Ai có thể tham gia cuộc thi này?

  • 1
    Phạm vi: Cuộc thi được tổ chức trên phạm vi toàn Học Viện.
  • 2
    Đối tượng dự thi: Giảng viên, nghiên cứu viên, cán bộ đang công tác tại Học viện (Sau đây gọi chung là tác giả); Tác giả có thể tham gia dự thi theo hình thức cá nhân hoặc theo nhóm (Không quá ba tác giả)
  • Hiện tại đang có 12 đơn đăng ký

DANH SÁCH NHÓM TÁC GIẢ ĐÃ NỘP BÀI GIẢNG

STT Người Hướng Dẫn Ngày Tạo

SẢN PHẨM DỰ THI

Sản phẩm dự thi

Sản phẩm dự thi là bài giảng điện tử dùng cho hoạt động giảng dạy của Học viện

Đăng ký dự thi

Các tác giả đăng ký dự thi bằng cách điền thông tin vào Form đăng ký

Các tác giả nộp sản phẩm dự thi dạng bản mềm theo hình thức trực tuyến. Chi tiết sẽ có thông báo riêng cho các tác giả liên quan.

Lễ tổng kết trao thưởng dự kiến tổ chức nhân dịp chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2024.

CÁC MỐC THỜI GIAN

Ban hành Thể lệ

12/04/2024

Chuyên môn và Công đoàn Học viện ban hành Thể lệ Cuộc thi

Đăng ký thuyết minh

20/5 - 26/05/2024

Các đơn vị/cá nhân đăng ký thuyết minh sản phẩm

Tổng hợp đăng ký

27/05/2024 - 05/06/2024

Ban giám khảo tổng hợp đăng ký thuyết minh sản phẩm

Nộp sản phẩm

17/09 - 17/10/2024

Các tác giả nộp sản phẩm

Đánh giá sản phẩm

28/10 - 31/10/2024

Ban giám khảo đánh giá sản phẩm

Trao thưởng

20/11/2024

Công bố và trao giải thưởng

Tiêu chí đánh giá sản phẩm dự thi

E-Learning bổ sung rất tốt cho phương pháp học truyền thống do tính tương tác cao dựa trên multimedia, tạo điều kiện cho người học trao đổi thông tin dễ dàng hơn, và cũng đưa ra những nội dung học tập phù hợp với khả năng và sở thích của từng người.

1. Về nội dung (30%)

- Đảm bảo nội dung chính xác theo đề cương học phần, để người học đạt được chuẩn đầu ra tương ứng của học phần.

- Có bài quizz đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức của người học.

2. Về phương pháp sư phạm (30%)

- Tính sáng tạo trong phương pháp truyền đạt kiến thức cho người học.

- Tính đa dạng trong phương pháp truyền đạt kiến thức cho người học.

- Phù hợp với đối tượng người học, hấp dẫn, lôi cuốn, dễ hiểu, dễ tiếp nhận.

3. Về công nghệ và kỹ thuật (30%)

- Đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật như tính hợp lý, ổn định, dễ sử dụng, khả năng tương thích cao với các loại thiết bị đầu cuối khác nhau.

- Chất lượng âm thanh, hình ảnh tốt. Có sáng tạo trong kết hợp giữa các yếu tố như âm thanh, hình ảnh, hiệu ứng, nghe, nhìn, thao tác, tương tác.

- Các nội dung số hóa đáp ứng quy định, đóng gói theo chuẩn SCORM, đảm bảo chạy tốt trên các hệ quản lý học tập(LMS) và internet.

4. Các yêu cầu khác (10%)

Ban giám khảo có thể điều chỉnh, bổ xung tiêu chí đánh giá để phù hợp với tình hình thực tiễn.

Yêu cầu về sản phẩm dự thi

  • Bài giảng điện tử đảm bảo để người học tự học trực tuyến trọn vẹn một hoặc nhiều chương/khối kiến thức của học phần thuộc chương trình đào tạo của Học viện.
  • Thời lượng: Tối thiểu 01 tín chỉ.
  • Bài giảng điện tử cần bám sát nội dung đề cương học phân, thể hiện sự sáng tạo của giảng viên trong việc ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giảng dạy, đảm bảo người học đạt chuẩn đầu ra tương ứng của học phần.
  • Đóng gói: Áp dụng chuẩn SCORM để đóng gói bài giảng điện tử.

THÔNG TIN MỚI NHẤT VỀ CUỘC THI